Là linh hồn Tết Việt – bánh chưng, bánh giầy và bánh tét là những món ăn không chỉ ngon mà còn lại mang rất nhiều ý nghĩa đậm chất dân tộc. Hãy cùng Mẹo vào bếp tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của những món bánh trong ngày lễ Tết này bạn nhé!
Nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy
Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, thì chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh giầy.
Tượng trưng cho Đất, chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín.
Tượng trưng cho Trời, bánh giầy tròn, trắng muốt được làm từ nếp quết nhuyễn, dẻo và thơm. Hai chiếc bánh là Trời Đất, ôm lấy vạn vật, là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, chẳng gì trên đời này có thể sánh bằng.
Đặc điểm của bánh chưng, bánh giầy
Một chiếc bánh chưng đẹp và chuẩn có hình vuông đều các cạnh, mỗi cạnh thường trên 20cm, độ dày 5 – 6 cm. Bên ngoài bánh được gói bằng hai đến ba lớp lá dong đã được tuyển chọn, rửa sạch và buộc bằng 4 hoặc 6 lạt dang.
Cách làm bánh chưng nếp cẩm nhân thịt heo
Cách làm bánh gấc đậu xanh
Cách làm bánh chưng hải sản
Tham khảo một số công thức làm bánh giầy cực ngon cho ngày Tết thêm tròn vị
Cách làm bánh dày đậu xanh
Cách làm bánh dày (bánh giầy) gấc
2Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy
Tượng trưng cho Đất Trời
Là một dân tộc với nền văn minh lúa nước lâu đời, mỗi món ăn của người Việt Nam luôn có một câu chuyện, một sự tích đi kèm – bánh chưng bánh giầy cũng không phải là ngoại lệ.
Khi xuất hiện trong giấc mơ của Lang Liêu và mách bảo chàng, thần nhân đã giảng giải cặn kẽ về nguyên liệu làm nên chiếc bánh là gạo – hạt ngọc Trời nuôi nấng tâm hồn người Việt.
Hơn nữa, bánh chưng hình vuông, bánh giầy hình tròn chính là sự đại diện cho Đất Trời, hai thứ mà nhân dân tôn thờ, luôn ôm lấy, bao bọc và che chở nhân dân.
Thể hiện sự yêu thương
Chẳng phải tự nhiên mà bánh chưng, bánh giầy được chọn là những món ăn đặc biệt quan trọng dịp Tết. Chỉ cần nhìn thấy hình dáng bên ngoài, bạn cũng có thể cảm nhận được sự tỉ mỉ, công phu của người đã làm nên chiếc bánh.
Chiếc bánh chưng được gói vuông vức, cẩn thận, những hạt nếp được lựa chọn tỉ mỉ khi phải đều nhau tăm tắp, chẳng sức mẻ.
Đậu xanh vàng óng, đã được tách vỏ, thịt heo phải có chút nạc chút mỡ mới thật ngon, lá dong chỉ chọn những lá xanh mượt, bản to và đều nhau. Đặc biệt, bánh chưng phải được gói bằng lá dong thì mới đúng điệu.
Chính nhờ đôi bàn tay khéo léo, tình yêu thương vô bờ gói trọn trong những chiếc bánh chưng, bánh giầy càng khiến cho món bánh càng trở nên đặc biệt và đáng quý hơn.
Thể hiện cho vũ trụ, nhân sinh
Trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt ta, bánh giầy tượng trưng cho âm, bánh chưng đại diện cho dương.
Trên mâm cúng ngày lễ, bánh giầy dành cho mẹ Tiên, bánh chưng dành cho cha Rồng – những nhân vật truyền thuyết đã tạo nên dân tộc Lạc Việt sau này.
Sự kết hợp của hai loại bánh này trong ngày Tết thể hiện mong muốn sự sinh sôi nảy nở ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Thể hiện sự no đủ, thịnh vượng
Một chiếc bánh chưng gồm đủ các nguyên liệu từ động vật đến thực vật như thịt mỡ, đậu xanh, gạo nếp, lá dong thể hiện sự sung túc, ấm no. Bánh giầy với hình tròn đầy đặn chính là sự đầy đủ, trọn vẹn trong cuộc sống.
Tuy đó là những điều nhỏ bé, đơn giản nhưng lại là tất cả những mong cầu của người dân vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
3Nguồn gốc và đặc điểm của bánh tét
Nguồn gốc của bánh tét
Từ “thuở mang gươm đi mở cõi” ở vùng đất phương Nam, người Việt đã có cơ hội tiếp thu không chỉ văn hoá mà còn là nền ẩm thực vô cùng đặc sắc của người Chăm Pa.
Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, chiếc bánh tét mà ngày nay người miền Nam và miền Trung vẫn hay nấu mỗi dịp Tết, ra đời từ sự hình tượng hóa Linga của thần Shiva theo tín ngưỡng người Chăm.
Hơn nữa, nhờ tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa, mà ta có bánh tét của ngày hôm nay.
Ngoài nguồn gốc trên, còn có một gia thoại khác kể rằng vào thời Vua Quang Trung đánh giặc Thanh vào mùa xuân năm 1789, khi cho quân nghỉ ngơi, nhà vua được một người lính mời và đã được nếm thử chiếc bánh lạ này.
Thấy được tình yêu thương với người vợ, với quê nhà và chiếc bánh của người lính, từ đó, vua ra lệnh cho mọi người gói bánh này ăn vào dịp Tết và gọi là bánh Tết. Qua thời gian, tên gọi của bánh được đọc lái thành bánh tét như ngày nay.
Đặc điểm của bánh tét
Với hình dáng trụ tròn cao khoảng 20 – 25cm, bánh tét còn được gọi là bánh đòn vì vẻ bề ngoài của nó. Bánh được gói bằng lá chuối còn tươi, nguyên vẹn và xanh mướt, quấn chặt xung quanh bằng gân lá. Thông thường, hai đòn bánh tét sẽ được nối với nhau bằng gân lá chuối thành một cặp.
Có điểm tương đồng với bánh chưng về phần nhân bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, chỉ khác với lớp lá chuối bên ngoài. Ngoài ra, bánh tét còn được gói chay với nhân đậu xanh, đậu đen hay chuối với đủ mọi kích cỡ khác nhau, vô cùng đa dạng.
Cách làm bánh tét nhân chuối
Thể hiện truyền thống dân tộc
Vào những ngày đất nước còn loạn lạc, những chiếc bánh tuy đơn giản nhưng lại làm no bụng, ấm lòng người lính nơi tiền tuyến, giúp họ chuyên tâm đánh giặc hơn.
Nhờ chiếc bánh đó, tình cảm của vợ chồng giành cho nhau càng thêm khắng khít, tình yêu dành cho quê hương càng nồng đượm hơn.
Vua Quang Trung không chỉ có tài đánh giặc giỏi, ngài còn là người biết nghĩ đến truyền thống dân tộc khi ra lệnh cho nấu nên những chiếc bánh Tết này mỗi dịp Tết để nhắc nhở con cháu đời sau phải biết quý trọng hơn về cội nguồn của mình.
Thể hiện sự bao bọc, yêu thương
Vào những ngày giáp Tết, hình ảnh bà và mẹ tỉ mẩn gói đừng đòn bánh tét, đặt trọn tình yêu thương vào những chiếc bánh mà mình làm ra.
Từng lớp bánh bao bọc lấy nhau, đậu bọc lấy nhân, nếp bọc lấy đậu và lớp lá chuối thơm lừng bao lấy cả đòn bánh một cách nhẹ nhàng, nâng niu như tình cảm của người mẹ bao bọc lấy đàn con của mình.
Bánh tét có thể được làm và được ăn suốt năm, nhưng chiếc bánh tét ngày Tết mới thật ý nghĩa. Cũng giống như người mẹ nào cũng mong con về nhà, nhất là những dịp Tết đến Xuân sang.
Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc
Mỗi một nguyên liệu được gói trong bánh tét đại diện cho một nguyên liệu cần thiết trong đời sống. Thịt mỡ, đậu xanh và nếp được quyện chặt vào nhau, tạo nên một món bánh mà người Nam bộ nào cũng yêu thích.
Những khoanh bánh tét được cắt ra bằng gân lá, lộ rõ phần nhân đầy đặn bên trong rồi trang trọng đặt lên bàn thờ, mâm cúng của người dân với mong ước năm nào cũng được ấm no, hạnh phúc và đủ đầy.