Chuyện ông “Hai trời”, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam

Hơn 20 năm nay, ông Nguyễn Đức Hoàng đã quyết tâm mang hương vị bánh tét Quảng Nam đi khắp nơi trên đất nước. Với ông việc này không hẳn vì thu nhập, mà còn gìn giữ hương vị đặc trưng của Tết.

Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 1

Trong phong tục của người dân xứ Quảng, ngày Tết cổ truyền trên bàn thờ ông bà sẽ được bày nhiều loại bánh truyền thống; trong đó, chiếc bánh tét, bánh chưng là sản vật không thể thiếu để làm nên một mâm cúng ý nghĩa.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 2
Trong số những người làm bánh nổi tiếng ở Quảng Nam, có ông Nguyễn Đức Hoàng (70 tuổi, trú thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành), người được gọi với cái tên “Hai trời”, đã có hơn 20 năm đưa hương vị bánh tét xứ Quảng đi khắp mọi miền của đất nước.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 3
Tất bật bên bếp lửa, ông Hoàng bày tỏ sự tự hào về nghề làm bánh tét truyền thống của gia đình mình. Dẫu trải qua nhiều khó khăn, nhưng ông vẫn cố gắng đỏ lửa nấu bánh thường xuyên, góp phần gợi nhắc ý nghĩa cội nguồn những ngày Tết đoàn viên.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 4
Nếu nói đến bánh chưng, bánh tét thì ở đâu cũng có, nhưng điểm khác biệt so với những nơi khác và đã làm nên thương hiệu “hai trời”, đó chính là bí quyết gia truyền mà ông đã đúc kết trong suốt 20 năm gắn bó với hương vị cổ truyền.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 5
“Tôi làm từ năm 2001, đây là nghề tôi được học từ người thân trong nhà. Dù nhiều lần định bỏ nghề rồi, nhưng vì hương vị cổ truyền mà chỉ có “hai trời” mới có, nên tôi vẫn cố giữ và truyền lại cho con cháu ngày nay”, ông Hoàng chia sẻ.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 6
Chiếc bánh tét, bánh chưng của ông được làm nên từ nguyên liệu vốn có của vùng quê Quảng Nam như nếp, đậu, thịt… Trong đó việc chọn lựa được hạt nếp ngon, dẻo, thơm là điều quan trọng nhất để tạo nên một chiếc bánh chất lượng.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 7
“20 năm qua, tôi chỉ tin dùng một loại nếp cái hoa vàng, cùng với đó nhân phải là thịt nọng, đậu cũng phải chọn thật kỹ. Tất cả đều phải qua kiểm định và được pha trộn, ướp với công thức riêng của tôi”, ông Hoàng nói.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 8
Ngoài ra, điều làm nên đặc biệt, đó chính là màu xanh tự nhiên của bánh. Bánh được gói bằng lá chuối và có cách canh lửa riêng nên khi ra lò, bánh vẫn còn giữ được độ xanh, rất đẹp mắt.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 9
Khâu nấu bánh, ông dùng chất đốt là củi khô thay vì than đá. Củi khi cháy có nhiệt độ khá cao phù hợp để nấu bánh, lại dễ tìm và khá tiết kiệm. Mặc khác, đốt bếp bằng củi nấu bánh tét là cách làm quen thuộc từ lâu ở đây, nên ông muốn giữ nét đặc trưng này.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 10
Ông Hoàng vui vẻ cho biết, đòn bánh tét ngày Tết rất ý nghĩa, bánh được bọc nhiều lá như người mẹ bọc đứa con của mình vào lòng. Bên cạnh đó, bánh tét nhân xanh nhụy vàng gợi đến màu xanh của đồng quê, đến niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp”, đến một mùa xuân bình an cho tất cả mọi người.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 11
Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu người dân mua bánh tét tăng cao, vợ chồng ông Hoàng phải làm việc hầu như không nghỉ ngày nào. Ông Hoàng chia sẻ rằng gần 20 năm làm nghề thì cũng ngần ấy năm, gia đình ông không nghỉ ngơi chơi Tết.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 12
Dịp Tết Nguyên đán 2022 này, gia đình ông đã và đang nhận gói hàng ngàn chiếc bánh tét, bánh chưng. Công việc cứ nối tiếp nhau, cao điểm nhất là từ ngày 28 tháng Chạp (28 Tết).
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 13
Anh Nguyễn Đức Tín (25 tuổi), một trong số người kế nghiệp ông Hoàng cho biết, ngày thường cơ sở chỉ làm số lượng ít để giữ mối, nhưng vào dịp Tết phải tăng sản lượng lên hơn 10 lần.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 14
Để đủ số lượng và chất lượng bánh ra thị trường Tết năm nay, anh đã thuê thêm 12 người làm, mỗi người phụ trách một công đoạn khác nhau. Sử dụng 6 tạ nếp để cho ra lò gần 1.000 chiếc bánh mỗi ngày.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 15
Nhiều khi không kịp đơn hàng cơ sở phải làm tăng ca buổi tối, để nhiều bạn hàng đưa đi tiêu thụ tại các chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng, Huế, có khi vào tận TPHCM.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 16
Bánh tét được cơ sở ông Hoàng bán với giá 40.000 đồng/đòn, bánh chưng lớn 70.000 đồng/cặp, bánh chưng nhỏ 40.000 đồng/cặp. Dịp Tết này cơ sở ông cho ra thị trường hơn 3.000 bánh, thu lãi hơn một triệu đồng/ngày.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 17
“Tất cả bánh đều tuân thủ theo quy trình một chiều, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Từ nguyên liệu, chất lượng đến khối lượng của bánh đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Trong thời gian tới, bánh sẽ có mặt tại các siêu thị trong cả nước”, anh Tín chia sẻ.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 18
Ông Trần Lê Lành (50 tuổi) có hơn 10 năm làm nghề gói bánh cho ông Hoàng chia sẻ, làm bánh tét nhìn đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm đạt chuẩn.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 19
Đặc biệt, đối với loại bánh tét, quá trình làm nhân hay gói đòi hỏi sự kỳ công, phải làm sao để ép được chiếc bánh khi nấu chín và cắt ra nhân sẽ đều.
Chuyện ông Hai trời, hơn 20 năm đưa hương vị Tết đi khắp Việt Nam - 20
“Bánh tét không chỉ mang lại nguồn kinh tế cho ông Hoàng, mà còn giúp tôi có công việc ổn định, thu nhập cao trong những ngày Tết. Trung bình một ngày tôi được trả 300-400.000 đồng”, ông Lành chia sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *